Tiểu sử Triều_Tiên_Hiếu_Tông

Hiếu Tông đại vương tên húy là Lý Hạo (李淏), tên tự là Tĩnh Uyên (靜淵), được sinh ra vào ngày 8 tháng 5, năm 1619, vào những năm Quang Hải Quân trị vì. Ông là con trai thứ hai của Triều Tiên Nhân Tổ Lý Tông, trong khi cha của ông vẫn còn là một Vương tử. Mẹ ông là Nhân Liệt vương hậu Hàn thị, người ở Thanh Châu.

Năm 1623, phái Tây Nhân (西人) đã phát động một cuộc đảo chính loại bỏ Quang Hải Quân và đưa Nhân Tổ lên ngôi, Hiếu Tông được gọi vào cung cùng với cha mình. Năm 1626, ông được phong làm Phụng Lâm đại quân (鳳林大君). Năm 1631, ông cưới con gái của đại thần Trương Duy (張維) làm chánh thất.

Chính sách ngoại giao cứng rắn của Nhân Tổ đã gây ra cuộc chiến tranh giữa Triều Tiên và Mãn Châu. Vào năm 1636, người Mãn Châu đã đánh bại Triều Tiên, Nhân Tổ đại vương bị buộc phải cam kết lòng trung thành với Hoàng đế nhà ThanhHoàng Thái Cực tại Samjeondo, Nhân Tổ bị buộc cúi xuống dưới chân của Hoàng Thái Cực những tám lần. Khi đó, Nhân Tổ và Hoàng Thái Cực đã ký một hiệp ước, trong đó bao gồm Mãn Châu sẽ đưa Thế tử Lý Vương và Phụng Lâm đại quân đến Thịnh Kinh giam cầm.

Trong thời gian lưu vong ở Trung Quốc, Hiếu Tông chủ yếu là cố gắng bảo vệ anh trai từ mối đe dọa của triều đại nhà Thanh. Hoàng Thái Cực và lực lượng Mãn Châu của ông vẫn còn chiến tranh chống lại nhà Minh Trung Quốc và cũng có thể tham gia vào trận chiến với quân Mông Cổ. Nhiều lần, vị Hoàng Thái Cực đã yêu cầu Thế tử Lý Vương ra chiến trường và giúp đỡ quân Mãn Châu. Tuy nhiên, Hiếu Tông đã lo lắng về anh trai của ông vì Thế tử là người thừa kế chính thức lên ngôi của Triều Tiên và không có kinh nghiệm quân sự. Ông tiếp tục chiến đấu chống lại Trung Quốc ở vị trí của anh trai, và ông cũng theo Thế tử Lý Vương trong trận chiến chống lại người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi giáo trên mặt trận miền tây.

Cùng với anh trai của ông, Hiếu Tông đã liên lạc với người châu Âu trong khi ông ở Trung Quốc, và cũng có thể ông đã biết được rằng Triều Tiên cần phải phát triển công nghệ mới và hệ thống chính trị và quân sự mạnh mẽ hơn để tự bảo vệ mình từ các cường quốc nước ngoài. Ông cũng phát triển một mối ác cảm chống lại nhà Thanh, tách ra từ đất nước của mình và gia đình của mình. Chính trong giai đoạn này, ông quyết định thực hiện một kế hoạch lớn cho các chiến dịch bắc phạt chống lại Mãn Châu, một hành động trả thù nhà Thanh cho cuộc chiến năm 1636.

Năm 1644, Thế tử và Phụng Lâm đại quân được thả trở về Triều Tiên. Năm 1645, Thế tử Lý Vương đột ngột qua đời, thụy gọi là Chiêu Hiển Thế tử (昭顯世子). Phụng Lâm đại quân được phong làm Vương Thế tử kế vị, con trai của ông là Lý Túc được phong làm Vương thế tôn.

Năm 1649, Nhân Tổ đại vương băng hà, Thế tử Lý Hạo kế vị. Ông chủ trương miệt thị nhà Thanh, không dùng niên hiệu của nhà Thanh mà vẫn dùng niên hiệu của nhà MinhSùng Trinh (崇禎).

Năm 1659, ngày 4 tháng 5, quốc vương băng hà tại Đạo Tạo điệnXương Đức cung. Miếu hiệuHiếu Tông (孝宗), thụy hiệuTuyên Văn Chương Vũ Thần Thánh Hiển Nhân Minh Nghĩa Chính Đức đại vương (宣文章武神圣显仁明义正德大王).